top of page

Có thể phát triển sự đồng cảm được không?


Đồng cảm có thể luyện tập được và cũng không khó để thực hành.



Tiếp tục về chủ đề empathy - đồng cảm, hôm nay mình đọc tiếp một bài báo nghiên cứu về khoa học thần kinh đối với sự đồng cảm. Đại loại mình muốn xem liệu có phải có người có bộ não đồng cảm hơn người khác không? Có thói quen hay bài tập nào thực dụng thực tế để mình luyện tập và trở nên đồng cảm nhiều hơn không? Hên là đọc xong thì thấy đồng cảm có thể luyện tập được và cũng không khó để thực hành.


Theo các nhà nghiên cứu não bộ phân tích, nếu bạn đang sung sướng hay đang ở trong hoàn cảnh vui vẻ thoải mái thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đồng cảm với đau khổ của người khác. Để lấy ví dụ thì Max Planck đặt ra một thí nghiệm với hai nhóm: người A sẽ được xem ảnh những con giòi và có dính nhờn nhờn ở tay, còn người B thì được xem ảnh một bé cún và có cảm giác mềm bông ở tay. Nhà khoa học nói điều quan trọng là phải kết hợp hai cảm giác, vì nếu chỉ nhìn ảnh thì mọi người sẽ chỉ đánh giá bức ảnh trong đầu chứ không đánh thức cảm giác trên cơ thể. Khi A và B có trải nghiệm này, cả hai cũng sẽ nhìn thấy phản ứng của người kia với thí nghiệm.


Cả hai người A và B sau đó sẽ được tự đánh giả cảm xúc của mình và đánh giá cảm xúc của đối tác.


Nếu cả hai cùng có chung trải nghiệm A hoặc B, thì cả hai sẽ rất dễ dàng đồng cảm và hiểu trạng thái đối phương. Cả hai cùng nhìn thấy dòi và dính nhớp ở tay có thể dễ dàng cảm thấy đối phương cảm thấy khó chịu thế nào.


Thế nhưng vấn đề là khi một người có trải nghiệm tiêu cực (A) và một người có trải nghiệm tích cực (B) nhìn nhau. Trong trường hợp này thì sự đồng cảm của đôi bên tụt thảm hại luôn á. Nói chung trải nghiệm cá nhân ảnh hưởng và bóp méo khả năng đánh giá cảm xúc của người khác rất nhiều luôn á. Cụ thể hơn, bạn nào đang có trải nghiệm tốt thì đánh giá trải nghiệm tiêu cực của người kia là không tệ đến thế. Đồng thời, người nào vừa trải nghiệm tiêu cực thì cũng đánh giá trải nghiệm hạnh phúc của người kia không tuyệt vời đến vậy.


Điều này cho thấy trừ khi não bộ chúng ta đang ở một trạng thái trung lập, ta khó có thể dựa vào cảm xúc bản thân để làm thước đo cho sự đồng cảm. Đọc đoạn này xong mình quay lại hỏi người yêu liền: thế có phải mình ít đồng cảm với nỗi đau người khác là vì mình hạnh phúc quá không? Thế hạnh phúc có sai không? Người yêu mình bảo đừng có kết luận nhanh thế đọc tiếp đi.


Đọc tiếp thì còn dài nhưng thôi tóm tắt một vài gợi ý trong bài nghiên cứu về cách làm sao để đồng cảm nè:


1. Thực hành thiền chánh niệm và cụ thể là thiền tâm từ. Cái này dễ. Mỗi ngày dành tầm vài phút ngồi yên và gửi những suy nghĩ yêu thương, từ bi cho: 1) gia đình và bạn bè, 2) những người bạn có căng thẳng và mâu thuẫn, 3) những người đang chịu khổ đau trên thế giới, 4) tự nói lời yêu thương tha thứ bản thân.


Thực hành thiền tâm từ đơn giản và là cách điều chỉnh não bộ của bạn bằng cách kết nối các dây thần kinh liên quan đến đồng cảm nhiều hơn. Nói chung hiệu quả. Nhưng mình hơi lười thiền nên ít dùng cách này, có thể thay bằng viết cũng được nè mỗi ngày dành 5 phút viết.


2. Tập thể dục thường xuyên :)) Khi bạn trải qua một bài tập thể thao đau và khó thì mình thường có cảm xúc dễ đồng cảm hơn với nỗi đau khổ người khác. Có người bảo tập nặng là hành xác. Thế nhưng nếu theo phân tích ở trên, rõ ràng trải nghiệm một cảm giác khó chịu với cơ thể sẽ khiến bạn nhạy cảm hơn với “nỗi đau” là thế nào. Về bản chất, thực hành thể dục cũng sẽ giúp bạn kết nối và đồng cảm nhiều hơn.


Cách này quá hay, xuất sắc kỳ diệu. Thử được luôn. Không tăng đồng cảm thì cũng giảm cân đẹp khoẻ người. Khuyến khích các bạn làm thử và thực hành luôn nha!


Credit: Cô giáo Huyền Trang Mto

------

Cùng học cách cân bằng cảm xúc, vượt qua sang chấn tâm lý và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình tại khóa học: https://www.vietchualanh.vn/khoa-hoc-viet-chua-lanh nhé!


bottom of page