Bạn có đang chăm sóc đứa trẻ trong mình
Thử nghĩ về tuổi thơ của mình.
Nếu bạn còn có thể nhớ những kí ức đó, hãy thử nghĩ về 1 khoảng thời gian khi một chuyện gì đó có vẻ "nghiêm trọng" + "đáng sợ" xảy ra. Có thể chẳng ai nói gì với bạn cả, nhưng bạn vẫn biết. Những người lớn xung quanh trông thật căng thẳng và sợ hãi. Và bạn cũng cảm thấy như vậy.
Có thể đó là giữa vụ li hôn tranh chấp của bố mẹ. Có thể đó là một bí mật động trời nào đó. Có thể đó là một vấn đề kinh tế gây ra căng thẳng và tranh cãi.

Nếu bạn cũng giống như nhiều người, bố mẹ bạn đã không có sự trưởng thành và khả năng điều chỉnh cảm xúc để dẫn dắt bạn trong những tình huống khó khăn ấy. Khả năng cao hơn, chính họ đã không tự biết cách dẫn dắt mình trong những hoàn cảnh như vậy.
Sự bỏ rơi cảm xúc xảy ra khi chúng ta phải học cách tự điều chỉnh những cảm xúc khó khăn mà không có sự hướng dẫn. Về mặt lí tưởng, chúng ta nên có một người lớn biết cách xử lí cảm xúc để ngồi nói chuyện và lắng nghe những nỗi sợ của chúng ta (mà không phản bác chúng). Người lớn có thể tạo không gian cho chúng ta lên tiếng về bất cứ điều gì chúng ta cảm thấy + chỉ ra những cách thức khác nhau cho chúng ta đối phó với những cảm xúc của mình. Ví dụ như hít thở sâu, sử dụng lời khẳng định tích cực (affirmations), hoặc lùi lại, đồng thời vẫn giữ sự hiện diện và cho phép chúng ta tự tìm ra hướng giải quyết riêng của mình.
Điều này được gọi là đáp ứng nhu cầu cảm xúc, và nếu bạn giống như tôi, có lẽ bạn cũng đã không được trải nghiệm mô hình này.
Điều gì xảy ra khi chúng ta không trải nghiệm mô hình này? Chúng ta gặp khó khăn trong việc đối phó. Chúng ta trở nên vô cùng âu lo và bấp bênh.
Sự thiếu chắc chắn khi đại dịch xảy ra đã mang rất nhiều người trong chúng ta quay trở lại tuổi thơ của mình, nhưng lần này chúng ta có một công cụ giúp đỡ, nó gọi là "reparenting" - tự dạy dỗ bản thân để trở thành những người bố mẹ tốt nhất của chính mình.
Những cách để "reparenting" bản thân
🌱Nhận biết những phẩm chất, sự tiến bộ, sự cố gắng và những thành tựu của bản thân.
🌱Đặt ra những giới hạn cho bản thân và trau dồi thêm những thói quen lành mạnh.
🌱Trở thành cheerleader - người cổ vũ của chính bản thân.
🌱Quan tâm đến những nhu cầu thể chất, tinh thần và tâm linh của mình.
🌱Khuyến khích bản thân làm những điều mà mình thích.
🌱Chú ý cách mình nói chuyện với bản thân. Cố gắng luôn nói những lời tốt đẹp.
🌱Thường xuyên tự cho bản thân những cái ôm hoặc vỗ vai.
🌱Sử dụng biểu đồ cảm xúc để xác định những cảm xúc mình đang có.
🌱Công nhận những cảm xúc của mình.
🌱Có một sự trách nhiệm đầy thấu cảm với bản thân để dịu dàng giúp nó trở nên có trách nhiệm hơn.
🌱Thực hành đặt ra những ranh giới cá nhân và rời bỏ những mối quan hệ thiếu lành mạnh.
🌱Cho phép bản thân được vui chơi.
🌱Tin vào trực giác của mình.
🌱Thêm những hành động chăm sóc bản thân vào thói quen sinh hoạt của mình.