Ngày xưa mình đi học thầy tâm lý học, xong thầy mình kể câu chuyện thế này: Thầy và vợ thầy cãi nhau, vợ thầy nói là chuyện này abc xyz, anh sai rồi, a phải làm thế này mới đúng.
Xong thầy mình nói với vợ: Okie, chuyện này anh biết anh sai rồi, anh biết là phải làm thế này mới đúng. Nhưng anh không làm thế này đấy, anh không làm được, anh cũng không muốn làm. Rồi sao?
Xong vợ thầy cũng giãy nảy lên. Tại sao nó đúng mà anh không muốn làm, tại sao anh sai mà anh không sửa…blabla vân vân và mây mây. Nhưng tóm lại là, thầy bảo ok chuyện đó anh sai đi, nhưng ừ, anh không làm theo cái đúng. Rồi sao?
Câu chuyện cãi nhau tự nhiên tắc tịt ở đây. Không biết đi tiếp thế nào luôn. Mà đây là thầy mình thẳng thắn, nói thẳng là thế. Còn trong hầu hết các trường hợp khác, người sai thường sẽ im lặng, cúi đầu, đôi khi nhận lỗi nhưng phút chót thì…vẫn đâu làm theo cái đúng đâu.
Kết quả, chúng ta có 1 tội đồ (người làm sai) và có 1 nạn nhân (người nghĩ ra cái đúng). Nhưng mọi thứ có được giải quyết không? Không. Sự ức chế trong câu chuyện có còn không? Còn. Vậy thì, đúng sai tranh cãi ra để làm gì? Khi kết quả là khum có gì thay đổi, cuộc sống không tốt lên, vấn đề chả được giải quyết. Cái duy nhất có được, chắc là được chữ đúng =)). Tôi đúng! Tôi không sai! Ok, chúc mừng bạn đã đúng.
Đúng xong sao? Vì tôi đúng, nên giờ tôi sẽ là quan toà, tôi tự cho mình quyền làm “luật pháp” để trừng phạt đối phương, mắng mỏ, hành hạ tinh thần hay thậm chí chia tay đối phương à.
Trong các mối quan hệ, mình cũng rất hay nhìn thấy trường hợp vì bạn làm thế vs mình nên mình cũng sẽ cư xử vậy với bạn. Nhưng mọi người ạ, cái sai của người khác không có nghĩa là đồng thuận cho cái sai của mình.
Nếu đi trên đường, vì anh A vượt đèn đỏ nên tôi cũng vượt đèn đỏ thì không phải anh A làm sai thì tôi có quyền làm sai, mà ở đây sẽ là anh A làm sai, và tôi cũng làm sai. Việc 1 người trong mối quan hệ sai, người kia tự cho mình quyền cũng được làm những điều không phải thì nó thành mối quan hệ cả hai người cùng sai, chứ không phải cái sai này bù trừ cái sai kia là hết.
Các mối quan hệ này nó kiểu hai người cầm gươm đao, đâm nhau lia lịa, máu chảy đầu rơi, nhưng thà chết tao cũng không muốn thua cuộc. Nói chung là, không lành mạnh lắm đâu.
Lớn rồi mình thấy có 1 cái là mình chả ép được ai làm gì theo ý mình cả, mà cũng chả ép làm gì mệt đầu mất ngủ. Mỗi người đều có lựa chọn và cuộc sống của riêng họ, bản thân tương lai mọi người làm gì nó cũng như đồ thị chứng khoán thôi (tôi nghiên cứu học hành chắc chắn thị trg mai phải xuống mới đúng - xong tự nhiên nó lên, tức vl).
Cho nên rằng thì là mà, mình nghĩ là nếu tư duy mình càng học được việc bớt vin vào đúng sai ý, thì tự nhiên nó cởi mở và xử lý được kha khá các vấn đề, yêu đương - quan hệ bạn bè cũng đều healthy hơn và cuộc sống cũm dễ thở hơn.
____
⭐️ Tham gia lớp Toxic 101 - Làm sao để tránh yêu được toxic, cậu sẽ được:
🌱 Làm “test nhân phẩm” kiểm tra độ toxic của mối quan hệ
🌱 Nhận biết và phân tích cụ thể các hành vi yêu đương toxic
🌱 Học cách giao tiếp lành mạnh, hạn chế lời nói vô tình làm tổn thương nhau
🌱 Thực hành các bài tập giúp cân bằng và làm chủ cảm xúc tự nhiên
🌱 Học và thực hành đặt ranh giới lành mạnh trong mối quan hệ,
🌱 Giải quyết các vấn đề khác xoay quanh tình yêu như bi luỵ, khó buông bỏ người cũ, mãi đâm đầu vào các mối quan hệ một chiều, không đi đến đâu,..
🌱 Có lộ trình chữa lành từng bước cụ thể, được đồng hành hỗ trợ 24/7
Comments