top of page

Làm sao để góp vốn làm ăn chung với bạn mà không bị mất tiền, mất bạn?

Nếu như ở bài viết trước, mình đã chia sẻ về câu chuyện tư duy như thế nào để khi bạn bè người thân vay mượn không có cảm giác vừa bị mất tiền, mất bạn thì ở đây, mình sẽ muốn phân tích một vài câu chuyện về làm ăn chung với người thân.



Khi lớn lên, mình nhận ra đôi khi câu chuyện vay nợ người thân hay bạn bè nó không còn đơn giản là giúp - hay cho đi một món quà món tiền nữa, mà đôi khi câu chuyện giúp đỡ nhau nó có thể trở nên căng thẳng và phức tạp hơn thế nhiều.


Nhiều khi anh em cùng làm ăn với nhau, ban đầu khi thuận lợi vui vẻ thì là giúp đỡ, không tính toán nhiều, nhưng đến những lúc kinh tế cùng xuống, cùng khó thì những khoản giúp đỡ vô tư đấy lại trở thành khoản tính, lúc đó chúng ta lại đòi quyền lợi của mình rõ ràng hơn.


Ngày xưa tôi góp vốn cho bạn không cần giấy tờ, chỉ mong bạn thành công. Nhưng giờ bạn thành công trả đúng số vốn thì tôi lại không vui. Hay giờ bạn chưa thành công nhưng tôi cũng đang khó, thì số ban đầu tôi vui vẻ hùn giờ tôi lại coi đó là nợ, muốn đòi lại vì tôi cũng cần giúp đỡ. 


Mình nghĩ bản chất những câu chuyện phần nhiều đều là tư duy thiếu hay đủ. Khi mình cho đi lúc thiếu, bản thân mình vẫn đang hy sinh “lợi ích và quyền lợi” của mình một phần cho người khác. Dù làm chuyện đó với mục tiêu tốt, khi mình phải cắt một phần lợi ích của mình cho người khác thì bên trong mình vẫn có một chút “thiệt thòi”.


Hy sinh mà, ít nhiều cũng muốn có gì đó hồi đáp - dù đó là trả lãi hay là ghi nhận sự nỗ lực. Một sự giúp đỡ ban đầu dễ trở thành gánh nặng và áp lực lên cả người nợ và người được nhận nợ. Nên mình cũng quan điểm luôn là dư thì cho, chứ thiếu thì không hy sinh.


Một người thiếu cho đi thì thành hai người cùng thiếu, rồi sự thiếu hụt nó không phải lá rách ít đùm lá rách nhiều mà cả hai chiếc lá đều thiếu hụt, đều hy sinh rồi dễ quay ra oán trách lẫn nhau. Nên khi mình thiếu thì bản thân trước hết làm mình đầy đủ đã, hạn chế hy sinh. Còn khi mình đã dư dả, đầy đủ thực sự rồi thì lúc đó mọi sự giúp đỡ đều là món quà, trao tặng, không tính toán, không chờ đợi, không nghĩ ngợi tương lai.


Bên cạnh đó, khi làm ăn ta luôn muốn tìm một người mà chúng ta tin tưởng, thân thiết để cùng góp vốn, cùng làm chung. Vì thế chúng ta hay tìm đến bạn bè, người nhà. Nếu kinh doanh ổn, thì đúng là mối quan hệ win- win (cả hai bên cùng có lợi).


Thế nhưng nếu kinh doanh có vấn đề, thì nhiều khi vừa mất tiền - vừa mất bạn. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể rõ ràng - chuyên nghiệp mà vẫn có thể làm ăn được với những người mà chúng ta yêu quý?


Mấu chốt của câu chuyện này mình vẫn nghĩ là cần sự rõ ràng. Bạn bè càng thân, quan hệ càng khắng khít thì mọi thứ càng cần giấy tờ rành mạch rõ ràng. Chúng ta hay nói bạn bè thôi cần gì hợp đồng, cần gì ghi chép nhưng đó là trong trường hợp thuận lợi. Khi bất lợi, mọi giấy tờ sổ sách và mọi thứ càng rõ ràng thì càng dễ giải quyết.


Mọi thống nhất ban đầu, những điều khoản như chia cổ phần bao nhiêu, số tiền này là mượn hay đầu tư, làm ăn tính toán thế nào chúng ta hãy nhớ chỉ làm việc với người thân khi rõ ràng, rành mạch, cụ thể, chi tiết. Thà rõ ràng mất lòng nhau lúc đầu mà được lòng lâu dài, còn hơn cả nể và vui vẻ ban đầu rồi mất mối quan hệ về sau.


Tất nhiên đây chỉ là quan điểm cá nhân mình, còn bạn, bạn nghĩ thế nào về chủ đề này?


Tác giả: Cô giáo Mto

___

Đăng kí ngay khoá học Tư duy trù phú, bạn sẽ được:

  • Làm bài "test" kiểm tra tình hình tài chính

  • Đi tìm nguyên nhân, thực hành giải quyết triệt để các vấn đề, nỗi sợ đang cản trở tiền của bạn

  • Học cách kiếm tiền hiệu quả, tiêu tiền hợp lý

  • Có thêm các công cụ quản lý tài chính, đầu tư hợp lý

  • Xây dựng và thực hành tư duy trù phú

  • Giúp bạn định hướng lại tư duy về tiền

  • Giúp bạn kiếm và quản lý tiền chủ động, nhàn nhã và hiệu quả, thỏa mãn hơn

Comments


bottom of page