Đối với các bạn trẻ đang trong hành trình nhìn thấy rõ hơn mình LÀ AI, mình GIỎI GÌ, THÍCH GÌ, và GIÁ TRỊ của mình là gì, việc xác định Bản ngã khá quan trọng vì việc này sẽ giải thích rất rõ nhiều thắc mắc của chúng ta khi làm việc.
Đầu tiên, đó là câu hỏi: “Tại sao chúng ta lại đỗ hay trượt 1 cuộc phỏng vấn?””
Đôi khi mọi người sẽ thấy rõ ràng là bằng cấp mình phù hợp với công việc, rõ ràng bằng mình là bằng giỏi, mình cũng đã có kinh nghiệm làm công việc này đúng theo số năm mà công ty yêu cầu, vậy tại sao? Hay sao công ty lại chọn mình nhỉ, rõ ràng là mình khá non cho vị trí này và mình cũng đã nói rõ điều đó trong buổi phỏng vấn, thế mà mình lại được chọn, mà lại còn được offer 1 mức lương cao hơn cả mình mong chờ.
Các bạn hãy tưởng tượng đi phỏng vấn cũng như đi hẹn hò và chúng ta cũng như công ty sẽ tìm hiểu nhau nhé.
Vậy công ty cần gì?
- Đương nhiên đầu tiên là 1 bạn có chuyên môn hay kinh nghiệm liên quan và bạn thật sự có KHẢ NĂNG trong công việc đó, nhiều khi chúng ta đạt được bằng giỏi, có số năm kinh nghiệm như công ty yêu cầu nhưng chúng ta không GIỎI. Nhà phỏng vấn sẽ có 1 số kỹ thuật kiểm tra là chúng ta có những tố chất để làm công việc mà công ty đăng tuyển không? Hay là phần Năng Lực của bạn trong 10 chức năng bộ não của chúng ta đó, đương nhiên có thể bao gồm năng lực đã được đào tạo. Không phải 1 bạn đi học Ngân hàng 4 năm và làm Tín dụng 3 năm sẽ giỏi ở vị trí Tín Dụng, giữa muôn vàn ứng viên, nhà tuyển dụng cần chọn lọc ra ai thật sự GIỎI.
- Sau đó, công ty sẽ đưa ra 1 số câu hỏi tình huống để xem bạn có phù hợp với bản chất công việc không, nếu công việc là phân tích chi tiết thì kiểm tra độ cẩn thận của bạn, khuynh hướng suy nghĩ của bạn, nếu công việc là marketing thì sẽ kiểm tra xem bạn có khuynh hướng thích cái mới, gặp gỡ nhiều người và thích vui hay không. Đấy nên nếu là bạn nộp đơn vô vị trí kế toán, bạn có nhiều năm kinh nghiệm đi làm nhưng bạn trả lời các câu hỏi tình huống thể hiện bạn là một người mau chán với những gì lặp đi lặp lại và bạn ko quan tâm đến chi tiết nhiều quá thì bạn sẽ bị đánh rớt. Vì công ty cần 1 người phù hợp chứ ko hẳn là 1 người có bằng cấp và kinh nghiệm (đây là phần THÍCH các bạn nhé). Có 1 trường hợp mình tuyển 1 bạn làm thư kí cho giám đốc tức là rất cần sự quảng giao nhưng mà bạn ý thật sự là lạnh lẽo và khá cứng nhắc, phía công ty đành phải loại bởi vì bạn không thể phù hợp dù profile khá xịn.
- Thế có bằng cấp kinh nghiệm và tính cách khá phù hợp rồi, vậy sao mình vẫn không được chọn? Ý là bạn là dân marketing với nhiều năm kinh nghiệm, thích khám phá cái mới, thích thay đổi và không chi tiết nhưng vẫn tèo. À tại vì sếp và nguyên team còn lại đều là “màu” khác, rất nhiều ý tưởng rồi cần 1 bạn thực tế và chấp nhận làm những gì chi tiết và vận hành, tức là cần 1 “màu” khác cơ (cái này bạn nào học lớp #ViếtSựNghiệp mới biết nha). Hoặc là team Marketing hiện tại mới thành lập nên cần có người thiết lập quy trình vậy nên 1 bạn siêu về hệ thống hóa & logic sẽ là người mà công ty cần. Vấn đề là công ty đang thiếu “màu sắc” nào, team hiện tại đang như thế nào, và bạn sẽ là người lấp đầy phần thiếu đó để team có thể perform.
- Bạn lại tiếp tục được hỏi những câu đại loại như là em ở đâu trong 5 năm tới, em sẽ là ai trong 3 năm tới hoặc em mong chờ gì ở công ty, hay em mang lại giá trị gì cho công ty… Vision – Value – Mission thưa các bạn, ý là nếu bạn trọng sự công nhận, thích thử thách và khó khăn và vị trí hiện tại trong tương lai nếu có thể cho bạn sự Promotion, chúc mừng công ty sẽ thấy bạn cực kì phù hợp và sẽ giao cho bạn những dự án lớn để cho bạn thể hiện và nếu được, thăng tiến bạn. Hoăc nếu bạn trọng kiến thức, và công ty định hướng phát triển nhân viên về mặt kỹ thuât rồi gửi bạn đi học nước này nước kia, bạn sẽ được chọn. Nếu bạn trọng sự trải nghiệm và mong chờ môi trường quốc tế nhưng công ty chỉ phục vụ thị trường nội địa và công việc của bạn chỉ ở 1 chỗ là thành phố nơi bạn sống, thì rõ ràng dù bạn có phù hợp tới đâu, bạn cũng sẽ không được chọn. Bởi vì hành trình của 1 người nhân viên ở công ty đều là sự nỗ lực của cả 2, nên nếu không thấy sự lâu bền hay con đường dài, công ty sẽ không lựa bạn. Bạn thấy đấy, bạn vào công ty bạn sẽ phải học về sản phẩm thị trường, cơ cấu tổ chức, cách làm việc và quy trình hệ thống, công ty cũng sẽ phải đào tạo bạn , bỏ ra tiền của và công sức để giúp bạn hòa nhập với công ty và thể hiện toàn bộ năng lực của bạn, đó là 1 chặng đường đòi hỏi rất nhiều công sức thế nên nếu thấy bạn không đi lâu dài được với công ty, bạn sẽ không được chọn.
Nói tới đây để các bạn hiểu là phỏng vấn không phải là 1 cuộc thi để bạn phải nỗ lực tỏ ra mình phù hợp, phỏng vấn là một cuộc đối thoại để ứng viên và nhà tuyển dụng hiểu nhau để quyết định có đến với nhau lâu dài hay không. Thế nên nếu không được chọn, không hẳn chỉ vì bạn không đủ năng lực mà còn rất rất nhiều yếu tố khác liên quan tới team, tổ chức và định hướng bạn nhé. Vậy các bạn hãy hít thở, nở 1 nụ cười nhẹ nhàng tự tin và thể hiện ĐÚNG con người thật của bạn, con người mà bạn đang trên hành trình tìm hiểu nó. Công việc cũng như người bạn, đó là cái Duyên và hãy để nó là một sự giao thoa tự nhiên nhé.
Nói đi cũng là để nói lại là bạn hãy đừng luôn luôn nhận 1 offer chỉ vì lương, như chúng ta đã định nghĩa, công việc là để kiếm tiền, nhưng tiền chỉ nên là 1 yếu tố, các bạn hãy xem xét về năng lực bản thân, tính cách và sự tương hợp trong giá trị mà không phải bạn mang tới công ty mà là công ty mang tới cho bạn. Có 1 bạn luôn thắc mắc là rõ ràng em không học ngành này, em cũng ko giỏi đàm phán và quảng giao, tại sao e lại được nhận? À đúng là bạn không có chuyên ngành, ko có kinh nghiệm và tính cách với công việc này nhìn chung là không phù hợp nhưng mà sếp thấy bạn có tiềm năng, có talent nếu được đào tạo VÀ công ty sãn sang đào tạo bạn vì công ty đang có chiến lược phát triển nhân tài trẻ của khu vực kinh tế mới nổi. Bạn giỏi tiếng anh, bạn chịu khó và bạn biết cách trình bày và phân tích báo cáo, điều mà các anh chị kì cựu hiện tại trong team ko ai biết làm và mỗi khi họp với vùng thì chị Head phải làm công viêc đó. Đấy, thế nên bạn được chọn, câu hỏi là, bạn có muốn đi con đường đó không?
Comments