top of page

Thời điểm nào thì nên tiết kiệm?

Người ta thường ví von tiền với dòng chảy của nước. Tiền vào (thu nhập) là dòng nước chảy vào, tiền ra (chi tiêu) là dòng nước chảy ra và tiền dư (tiết kiệm) có thể coi là nước chảy chỗ trũng.



Khi nghĩ vậy, thì các trạng thái dòng tiền của chúng ta cũng như trạng thái dòng chảy, khi chảy siết, khi nhỏ giọt. Trong cuộc đời, chúng ta sẽ trải nghiệm 4 trạng thái dòng tiền chảy khác bản thân:

Giai đoạn 1 - Vào nhiều, ra ít 

Giai đoạn 2 - Vào nhiều, ra nhiều

Giai đoạn 3 - Vào ít, ra nhiều

Giai đoạn 4 - Vào ít, ra ít


Chúng ta sẽ luôn ra chúng ta ai cũng sẽ mong muốn là mình ở trạng thái 1 hoặc 2, nhưng thực tế sống trên cuộc đời này, dòng chảy của chúng ta rồi sẽ có lúc ở 1 trong 4 trạng thái này, trải nghiệm đủ cả cũng giống như dòng chảy.


Một điều thú vị là vì tiền liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và dòng chảy cuộc đời (vì đơn giản, làm gì mà chả cần tiền, chúng ta vận hành trong cuộc sống xã hội dựa vào công cụ tiền rất nhiều).  Vậy nên, mình nghĩ điều quan trọng nhất ta cần nhớ, là làm đúng việc đúng thời điểm. 


Ví dụ nhé, mọi người thường đặt ra câu hỏi thời điểm nào thì chúng ta nên tiết kiệm là hợp lý? Thì theo phân tích dòng tiền như dòng chảy, thì giai đoạn tiết kiệm phù hợp nhất sẽ là giai đoạn 1, vì thời gian này mình làm được nhiều tiền và chi tiêu ít. Thế nhưng, thực tế cuộc sống chúng ta lại thường hay tiết kiệm cắt giảm chi tiêu nhất khi ở giai đoạn 3 (cảm giác thiếu hụt).


Mình cứ lấy ví dụ chi phí cố định hàng tháng của 1 bạn A rơi vào khoảng 20 triệu 1 tháng. Ở giai đoạn 1, bạn A kiếm được 30 triệu/tháng. Vậy thì dư dả thoải mái không cần lo nghĩ nhiều, bạn A hoàn toàn có thể tiết kiệm được 10 triệu/tháng, tức 120 triệu/năm.


Thế nhưng ở giai đoạn 3, bạn A nỗ lực nhưng do năm nay kinh tế khó khăn, lương giảm nên chỉ kiếm được 15 triệu/tháng. Lúc này, bạn A tìm mọi cách cắt giảm chi tiêu xuống 30%, tức là từ 20 triệu/tháng còn 14triệu/tháng. Khi này, bạn A cố ăn tiêu dè sẻn cũng chỉ tiết kiệm được 1tr/tháng.


Mặc dù chúng ta thường cắt giảm ở giai đoạn này, nhưng khi cắt giảm tận 30% chi tiêu thì chắc chắn sống dè, sống khổ mà kết quả cả năm mỗi tháng tiết kiệm được 1tr thì cũng chỉ được 12 triệu/năm (bằng 1 tháng khi ở giai đoạn 1). Vậy thì vừa nỗ lực, vừa khổ mà kết quả lại không được tối ưu. 


Dựa vào cách phân tích này, chúng ta có thể nhìn thấy rằng nếu biết nắm rõ bức tranh toàn cảnh, hiểu được rằng các trạng thái dòng tiền chỉ là trạng thái, cuộc sống lên xuống có lúc này lúc kia và chúng ta đưa được các quyết định tài chính phù hợp, có lợi nhất để dù nằm ở hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn có thể cân bằng vui sống, có tư duy thoải mái chứ không khổ sở, vật vã vì dòng tiền.


Hãy tranh thủ tiết kiệm ở giai đoạn 1, chậm lại một chút ở giai đoạn 2, tìm ra các giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mình ở giai đoạn 3 và cố gắng hạn chế để bản thân ở giai đoạn 4 bạn nhé!


Tác giả: Cô giáo Mto

___

Đăng kí ngay khoá học Tư duy trù phú, bạn sẽ được:

  • Làm bài "test" kiểm tra tình hình tài chính

  • Đi tìm nguyên nhân, thực hành giải quyết triệt để các vấn đề, nỗi sợ đang cản trở tiền của bạn

  • Học cách kiếm tiền hiệu quả, tiêu tiền hợp lý

  • Có thêm các công cụ quản lý tài chính, đầu tư hợp lý

  • Xây dựng và thực hành tư duy trù phú

  • Giúp bạn định hướng lại tư duy về tiền

  • Giúp bạn kiếm và quản lý tiền chủ động, nhàn nhã và hiệu quả, thỏa mãn hơn


コメント


bottom of page