top of page

Nhưng quan trọng là giàu mà?

Bản thân mình chưa bao giờ phủ nhận giá trị của tiền trong cuộc sống. Bản thân xã hội vận hành dựa vào công cụ là đồng tiền, và rất nhiều việc chúng ta làm sinh sống trong ngày cần sử dụng đến tiền.



Mọi người cần tiền, thích tiền, kiếm tiền, tiêu tiền và coi trọng đồng tiền.


Mặc dù vậy, đôi khi trong cuộc sống, mình nhìn thấy có khá nhiều người đề cao tiền quá mức, và thay thế tiền để bù đắp cho nhiều giá trị khác. Một vài ví dụ điển hình cho việc lấy tiền để thay thế mọi thứ có thể kể tới là: 

  • Người có tiền nói gì cũng đúng!

  • Con bé đó gia đình không hạnh phúc, nhưng không sao quan trọng là nó giàu.

  • Anh ấy không có đi làm, nhưng nhà anh ấy giàu là được.

Ở trong những trường hợp này, mình nhìn thấy rõ việc tình trạng chúng ta đánh đổi/hoặc thay đổi rất nhiều giá trị khác trong cuộc sống với giá trị đồng tiền. Việc thay đổi và lấp đầy một giá trị trong cuộc sống với đồng tiền không phải là điều hiếm gặp. Lớn và trải nghiệm nhiều hơn, mình mới nhận ra thực ra quan điểm này có rất nhiều điểm lệch lạc. 


Một câu nói nổi tiếng thà ngồi khóc trên BWM còn hơn cười đằng sau lưng xe đạp cũng được chia sẻ một thời với mục tiêu đẩy mạnh và đề cao giá trị đồng tiền lên hết thảy mọi thứ. Nhưng bản chất sự so sánh này chỉ đúng khi đặt giá trị vật chất lên hàng đầu. Còn với những người mà coi trọng hạnh phúc và cảm xúc bản thân hơn là việc chiếc xe mình ngồi hãng gì, thì rõ ràng sự so sánh này là khập khiễng.


Lấy một ví dụ khác về gia đình và tiền bạc, khi một người bố chỉ mải mê kiếm tiền, rồi cuối cùng bỏ tiền để trả cho người khác chăm con của mình hay một năm chẳng dành được nổi vài ngày để chơi cùng ở bên con cái, thì tất nhiên mối quan hệ gắn bó khăng khít bố con cũng không thể được xây dựng. Nếu người bố đó coi trọng gia đình, thì dù giàu đến mấy việc quan hệ bố con không thân thiết cũng sẽ làm họ cảm thấy không thoả mãn trong cuộc sống.


Lấy ví dụ khi đặt lên bàn cân sức khoẻ và tiền bạc, một người ham mê kiếm tiền nên làm việc ngày đêm không nghỉ, mỗi ngày 20 tiếng, bào sức lực để kiếm thêm thu nhập thì chắc chắn sẽ có ngày sức khoẻ báo động, sụp đổ. Khi ấy thì dù có nhiều tiền, cũng chưa chắc đã có đủ sức khoẻ - sức lực để tận hưởng những đồng tiền mà mình làm ra. 


Bản thân mình cũng có những thời điểm mà mỗi khi mình có một chuyện buồn nào trong cuộc sống, mình thường hay chẹp lưỡi cơ mà quan trọng là mình vẫn giàu, thế là được. Nhưng thực ra khi ngồi sâu và soi chiếu lại, mình nhận ra đó chỉ là mình tự áp đặt bản thân vậy thôi, chứ số tiền mình có chưa bao giờ làm mình bớt buồn về những thiếu hụt trong chuyện tình cảm và cảm xúc.


Để xây dựng các mối quan hệ tốt hơn, mình cần phát triển, dành thời gian sức lực cho đúng mảng đó, chứ không thể lấy tiền thay thế được. Một lần nữa mình khẳng định, mặc dù tiền quan trọng, nhưng tiền chưa bao giờ có thể thay thế - hay mua được sức khoẻ, đam mê hay các mối quan hệ chất lượng.


Câu nói “nhưng quan trọng là tao giàu” là một câu nói không ổn và không phù hợp và quan điểm đặt giá trị tiền để thay thế và bù đắp các giá trị khác cũng không phù hợp lâu dài.


Theo triết lý Cân bằng Tomi-ism thì cuộc sống luôn có 4 yếu tố: Sức khỏe - Tài chính - Đam mê - Mối quan hệ và việc chúng ta đảm bảo được cả bốn yếu tố đều cân bằng, ổn định mới là điều tiên quyết cho một cuộc sống hạnh phúc bền lâu. 


Tác giả: Cô giáo Mto

___

Đăng kí ngay khoá học Tư duy trù phú, bạn sẽ được:

  • Làm bài "test" kiểm tra tình hình tài chính

  • Đi tìm nguyên nhân, thực hành giải quyết triệt để các vấn đề, nỗi sợ đang cản trở tiền của bạn

  • Học cách kiếm tiền hiệu quả, tiêu tiền hợp lý

  • Có thêm các công cụ quản lý tài chính, đầu tư hợp lý

  • Xây dựng và thực hành tư duy trù phú

  • Giúp bạn định hướng lại tư duy về tiền

  • Giúp bạn kiếm và quản lý tiền chủ động, nhàn nhã và hiệu quả, thỏa mãn hơn


Comentarios


bottom of page