Bất cứ khi nào chúng ta tận hưởng một cái gì đó mà trước giờ chúng ta không thích lắm hay chưa từng tận hưởng, thì đó là ta đang được chữa lành.
Thước đo tốt nhất của hành trình chữa lành là sự tận hưởng.
Sau một lần thất tình đau đớn, bạn có dám tận hưởng hẹn hò tiếp không? Đó là chữa lành.
Sau khi bị từ chối, bạn có dám thoải mái thể hiện bản thân và những ý tưởng điên rồ của mình không? Đó là chữa lành.
Sau một thời gian quá dài không được quan tâm đến mức trở nên độc lập, bạn có dám để người khác chăm sóc bạn lần nữa? Đó là chữa lành.
Điều quan trọng nhất của chữa lành là mình có cảm giác như một người bình thường làm những điều bình thường, thích kết nối với những người bình thường khác cũng đang làm những điều bình thường khác.
Bình thường, là một trạng thái cực kỳ tuyệt vời. Khi ấy, bạn sẽ trải nghiệm những thứ “bình thường” ấy ở một tầng cao mới, ở một ý nghĩa sâu sắc hơn.
Khi bạn nhận ra dù bạn là ai, dù bạn đang làm gì thì mọi thứ bạn làm đều có kết nối với cuộc sống, khi ấy, bạn được chữa lành.
Một lần nữa, chữa lành không phải là một hành trình dài dằng dẵn đau khổ, chỉ để lôi lên những nỗi đau quá khứ, những tổn thương, những vết sẹo đã đóng băng từ quá lâu hay biến nỗi đau thành niềm vui. Đó là kết quả của chữa lành.
Từ “chữa lành” – heal có cùng gốc với từ “trọn vẹn” – whole trong tiếng anh. Trọn vẹn có nghĩa là toàn vẹn và không thiếu gì cả, nó là sự kết nối lại với toàn bộ thế giới, toàn bộ cuộc sống. Quá trình chữa lành kết thúc khi chúng ta có thể tận hưởng mọi điều nhỏ bé nhất của cuộc sống, ngay cả những điều bản thân vốn cho là tồi tệ.
Nếu một ai đó hét lên rằng ‘Điều đó sẽ không bao giờ được xảy ra”
Thì chúc mừng bạn. Thế có nghĩa là sẽ còn có nhiều niềm vui và bất ngờ đến với cuộc sống của bạn. Và điều đó thật sự đáng để ăn mừng đó!
Comments