top of page

Đôi khi cảm xúc cũng cần được tạm “đè nén”

Có đôi khi cảm xúc cũng cần được tạm “đè nén”. Những người yếu về tâm lý hoặc từng gặp sang chấn thi thoảng sẽ có những cơn cảm xúc bùng lên, những cơn panic attack (nghĩa là cảm xúc sợ hãi, tồi tệ, bất an, buồn bã một cách vô cớ). Những cơn cảm xúc này đa phần không hề sáng suốt. Khi nó nổi lên, nó sẽ kích hoạt ngay vùng não bản năng sinh tồn của con người khiến mọi người có xu hướng phải hành động gì đấy ngay lập tức, và thường là làm khùng làm điên bởi lí trí không hề tồn tại trong các khoảnh khắc như thế.


Ví dụ, trong lòng một người có sang chấn về chuyện bị bỏ rơi, xong nhắn tin cho người yêu không thấy trả lời >>> ngay lập tức hệ thống nỗi sợ bị kích hoạt >>> cơn cảm xúc xuất hiện >>> bản năng nổi lên khiến người đó cảm thấy mình phải làm gì đấy để giữ người yêu lại (trong khi trên thực tế là người yêu chưa hề bỏ đi) >>> thế là một loạt hành động như gào khóc, gọi 200 cuộc điện thoại, nhắn tin dài 18 trang lúc 2h sáng ra đời. Đây chính là tác phẩm của cảm xúc collab với bản năng sinh tồn mà không hề có bóng dáng của lí trí. Kết cục là người yêu thấy con này điên quá nên bỏ đi thật, nỗi sợ được hiện thực hóa.


Nhưng cho dù một người có đang lên cơn hoảng loạn đi nữa thì lí trí của họ vẫn tồn tại, nó chỉ đang ngủ thôi. Đây là lúc cảm xúc không cần được đối diện, mà cảm xúc cần được tạm lắng xuống, tạm xoa dịu trước khi người ta có hành động gì tệ hại. Giải pháp lúc này sẽ là đánh thức lý trí. Lý trí vốn dĩ là “người thông thái”. Cảm xúc là thứ giúp chúng ta cảm nhận cuộc sống dưới nhiều góc độ, nhưng chính lý trí mới là thứ giúp ta tháo gỡ vấn đề, giải quyết khủng hoảng. Vì vậy, khi khủng hoảng xuất hiện, bạn rất cần tới lý trí để quan sát và nhận diện sự việc. Khi bạn tỉnh táo quan sát, đồng thời cảm xúc bạn cũng sẽ quay trở lại trạng thái bình tĩnh.


Ok lý thuyết thế đủ rồi bây giờ đi vào hướng dẫn thực hành cụ thể. Khi bạn bắt đầu cảm nhận condicamxuc trong mình bắt đầu gào lên, bạn tốt nhất nên cố gắng không hành động hay tìm cách trút vào ai đó, mà bạn nên làm một số việc sau:


1. Tìm ngay một (hoặc nhiều) ai đó lí trí để nói chuyện và nhờ nó cản mình chơi ngu

2. Hoặc lên Facebook hú lên xin sự giúp đỡ cũng được

3. Xách mông ra đường chạy mấy vòng cho tạm mệt rũ ra đã, cách này là để trì hoãn thôi

4. Duy trì việc viết lại nhật ký mỗi ngày, viết chi tiết những việc mình làm trong ngày, quá trình bạn phải tư duy điều gì đó sẽ khiến lý trí của bạn phải ì ạch tỉnh giấc


Đối với người được người lên cơn "hâm" xin sự giúp đỡ, thì có một technique tâm lý nho nhỏ như sau mà bạn có thể thử làm để giúp đỡ đối phương:

- Đầu tiên, bạn cần trấn an người kia đã “Bạn bình tĩnh, mình đang nghe đây, cứ nói từng việc một”


- Tiếp theo, bạn đặt ra các câu hỏi, hỏi về các fact thực tế, hỏi càng chi tiết càng tốt, sao cho đối phương phải dừng lại suy nghĩ. Ví dụ: Thế bạn gọi điện cho người yêu lúc mấy giờ? Chính xác thì mấy giờ người yêu bạn gọi lại? Hai người đã nói với nhau những gì, chi tiết như thế nào v…v… Thông thường khi đang hoảng loạn, ngta chỉ nhớ đại khái sự việc nên khi hỏi xoáy vào các chi tiết, họ sẽ phải lục lại trí nhớ, hoặc mở điện thoại lên check lịch sử gọi điện v…v… Trong lúc tư duy của họ hoạt động, lý trí dần dần thò mặt ra và cảm xúc bắt đầu bình tĩnh trở lại. Việc đặt ra các câu hỏi cũng khiến đối phương có cảm giác yên tâm theo kiểu: Hỏi chi tiết thế này chắc sẽ giúp được mình rồi >>> Cảm xúc của họ sẽ bình tĩnh vì tìm thấy chỗ dựa. Cứ cho là thực tế bạn chả giúp gì được, nhưng miễn là cảm xúc của họ bình tĩnh, lý trí của họ xuất hiện thì họ sẽ ít nhiều tự giải quyết được vấn đề của mình thôi.


- Với một số trường hợp hoảng loạn nặng hơn như muốn t.ự t.ử, có thể sẽ cần kiểu câu hỏi chi tiết hơn và tập trung hẳn vào hiện tại, đánh thức lý trí của họ, giúp họ quay lại với thực tại thay vì bị cuốn mãi vào dòng cảm xúc muốn chết. Tuy nhiên, điều này mình chưa nghiên cứu sâu nên không dám kết luận, mình chỉ tạm share ý kiến dựa trên một số case study mình từng được nghe.


Chúc các bạn vượt qua được cảm xúc của chính mình và sống thật lành mạnh nhé.


Comments


bottom of page